BÍ QUYẾT ĐỂ LẤY ĐIỂM A+ KHI DU HỌC TẠI HÀN QUỐC

Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc chắc hẳn ai cũng mơ ước được những điểm A+ để tăng GPA, săn học bổng hoặc nâng cao cảm giác thành tự. Tuy nhiên, lấy A+ tại đại học Hàn không phải chuyện đơn giản, nhất là ở những môi trường yêu cầu cao, cạnh tranh cao.

Phân tích cách tính điểm:

Ngay buổi học đầu tiên, giáo sư thường sẽ nói rõ về tiêu chí đánh giá:

  • Có lớp thì điểm tập trung vào thành tích học tập và bài kiểm tra,
  • Có lớp lại đặt nặng vào sự tham gia, phát biểu trên lớp.

-> Biết rõ điều này ngay từ đầu sẽ giúp bạn định hướng cách học và phân bổ công sức hợp lý.

Nếu lớp đó đánh giá theo mức độ tham gia lớp học

Bạn phải chủ động giao tiếp, phát biểu, tranh luận với giáo sư và bạn học. Nói một cách dễ hiểu: “phải để giáo sư nhớ mặt bạn”. Nếu cứ lặng lẽ ngồi cuối lớp, chưa bao giờ nói gì, thì làm sao để gây ấn tượng tốt được?
Chiến lược của mình là:

  • Tự đặt mục tiêu: phát biểu ít nhất 1 lần/mỗi buổi.
  • Chỉ cần nêu ra ý kiến hoặc phản biện đơn giản, giáo sư sẽ ghi nhận bạn nghiêm túc với môn học.

Nếu lớp đó đánh giá theo kết quả kiểm tra

Thì thông thường sẽ chia làm hai loại chính:

1️. Thi tự luận (논술형)

Chủ yếu kiểm tra khả năng tổng hợp và hệ thống hoá thông tin.

Khi ôn thi, bạn nên:

  • Tự tổng hợp thành sổ tay điểm chính.
  • Tự đặt các câu hỏi giả định, rồi trả lời.
  • Cuối cùng là rà soát lại các chi tiết nhỏ, tránh bỏ sót.

* Nếu giáo sư nói rõ rằng chỉ kiểm tra phần Reading mỗi buổi học, thì bạn cần nhớ kỹ từng chi tiết nhỏ trong đó. Vì khi đã khoanh vùng rõ như vậy, thì đề chi tiết là hoàn toàn hợp lý~

Nếu nói kiểm tra tất cả nội dung đã học, thì bạn cần:

  • Ghi chép nghiêm túc từng buổi học.
  • Trước kỳ thi thì ôn theo các từ khóa chính của từng buổi,
  • Tìm tài liệu mở rộng liên quan để tăng chiều sâu.

Và dĩ nhiên, khi mới du học thì việc nghe hiểu 100% lời giáo sư là không dễ. Nếu được phép ghi âm, hãy tận dụng ngay nhé!


2️. Thi viết báo cáo (보고서형)

Thực chất là viết một bài tiểu luận nhỏ.

Một bài báo cáo cần triển khai theo logic:

  • Bối cảnh nghiên cứu
  • Vấn đề nghiên cứu
  • Các nghiên cứu trước đó
  • Phương pháp nghiên cứu

Vì có yếu tố “đánh giá cảm tính” từ giáo sư, nên nếu đề tài của bạn trùng hoặc gần với mảng nghiên cứu của giáo sư, hoặc có góc nhìn mới mẻ, sáng tạo thì khả năng đạt điểm cao sẽ lớn hơn!

Tóm lại:

Muốn lấy A+ không còn là chỉ cần chăm chỉ, mà phải biết lên kế hoạch chi tiết dựa trên cách giáo sư đánh giá.Chúc các bạn du học sinh luôn tự tin, bản lĩnh và sẵn sàng dốc toàn lực trong mùa thi sắp tới! ✨